Bệnh phụ khoa

Đau bụng kinh – Nỗi khổ của chị em khi đến kỳ “rụng dâu”

Cập nhật869
0
0 0 0
Là phái nữ chắc hẳn các chị em ai cũng ít nhất một lần trong đời đã trãi qua đau bụng kinh với các mức độ khác nhau. Có những cơn đau như muốn “chết đi sống lại”, tôi rất hiểu cảm giác đó bởi tôi cũng là con gái, có lúc tôi đau như gãy xương sườn, chỉ biết khóc thôi. Nhưng chưa bao giờ tôi tìm hiểu kỹ về điều này vì tôi nghĩ là chuyện thường khi có kinh nên phải chịu đau trong khoảng thời gian dài.
Tôi khuyên các chị em nên quan tâm mấy vấn đề này bởi đôi khi nó không chỉ là cơn đau bình thường đâu nhé và có những hệ lụy không lường trước được về sau. Vậy bây giờ mình cùng tìm hiểu về đau bụng kinh nhé!

Kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt là hiện tượng xuất hiện máu ở tử cung do ảnh hưởng từ sự tụt giảm đột ngột hormone estrogen hoặc estrogen cùng progesteron có tính chất chu kỳ.
 Bước vào chu kỳ kinh nguyệt, tử cung hình thành một lớp niêm mạc mô máu để chuẩn bị cho trứng rụng từ buồng trứng - trứng thụ tinh làm tổ và hình thành thai kỳ. Nếu thụ tinh và thai kỳ không xảy ra, tử cung loại bỏ lớp nội mạc và một chu kỳ kinh mới bắt đầu. Kinh nguyệt diễn ra có tính chất lặp đi lặp lại hàng tháng, dao động trong khoảng từ 28 – 35 ngày.
Kinh nguyệt thường xuất hiện khi các bạn gái bước vào độ tuổi dậy thì và kết thúc vào độ tuổi mãn kinh.
Khi trải qua kỳ kinh, thường mỗi người phụ nữ sẽ chịu đựng nhiều cảm giác khác nhau và thường gặp nhất là đau bụng.

Đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh còn gọi là thống kinh là những cơn đau nhói hoặc co thắt, đau quặn ở vùng bụng dưới, thường xuất hiện ngay trước và trong khi hành kinh.
Đau bụng kinh thường kéo dài trong khoảng 2 – 3 ngày. Một số phụ nữ chỉ cảm thấy cơn đau này hơi khó chịu, phiền nhiễu. Ngược lại, nhiều người lại chịu đựng những cơn đau dữ dội hơn và có thể gây cản trở hoạt động bình thường trong vài ngày.
Tùy theo nguyên nhân, hiện tượng này được chia làm 2 loại:
Đau bụng kinh nguyên phát là những cơn đau xuất hiện lặp lại trong những lần có kinh và không liên quan đến bệnh lý khác. Cơn đau thường bắt đầu trước 1–2 ngày hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Bạn thường cảm thấy đau ở bụng dưới, có khi kèm theo đau lưng hay đùi. Cơn đau ở mức độ nhẹ đến nặng tùy người, thường kéo dài từ 12–72 giờ, có thể đi kèm cảm giác buồn nôn, nôn, mệt mỏi, thậm chí là tiêu chảy.
Đau bụng kinh thứ phát là cơn đau liên quan đến một rối loạn hay bệnh lý ở cơ quan sinh sản của phụ nữ, như lạc nội mạc tử cung, bệnh tuyến tử cung, u xơ tử cung hay nhiễm trùng. Loại đau này thường diễn ra trước khi kỳ kinh bắt đầu và kéo dài hơn cơn đau bụng kinh thông thường. Cơn đau đau bụng kinh thứ phát hiếm khi kèm theo buồn nôn, nôn, mệt mỏi hay tiêu chảy.

Nguyên nhân và triệu chứng đau bụng kinh

Nguyên nhân đau bụng kinh nguyên phát:
Do thay đổi nội tiết: Hàm lượng chất prostaglandin (chất trung gian hóa học của quá trình viêm và cảm nhận đau) và progesterone trong máu kinh nguyệt và nội mạc tử cung tăng cao làm cho tử cung co thắt lại.
Sự co thắt mạnh mẽ của tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài, áp lực co thắt của tử cung duy trì trong thời gian khá dài, lại không thể thả lỏng hoàn toàn nên tử cung bị co thắt quá mức dẫn đến đau bụng kinh. Đối với một số bạn nữ có cổ tử cung quá hẹp khiến máu kinh khó đi ra ngoài cũng sẽ gây ra hiện tượng đau bụng kinh.
Sự lưu thông của máu kinh bị ảnh hưởng bởi dị tật bẩm sinh ở tử cung như tử cung lùi về phía sau hoặc quá ngả về phía trước. Điều này làm cản trở sự cung cấp máu gây nên hiện tượng thiếu máu, thiếu oxi cho tử cung gây nên hiện tượng thiếu máu, thiếu oxi cho tử cung gây ra hiện tượng đau bụng kinh.

Triệu chứng đau bụng kinh nguyên phát:
Đau nhiều ở vùng dưới, nặng hơn là có thể lan xuống dưới thắt lưng, âm hộ, một số ít chị em bị đau phần đùi, đau lưng. Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như buồn nôn nôn, mệt mỏi, thậm chí là tiêu chảy, ngất xỉu.
Đau bụng kinh nguyên phát thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe để phòng ngừa triệu chứng đau bụng kinh, chị em nên chú ý đến chế độ ăn uống cũng như giữ ấm cơ thể trong chu kì kinh.

Nguyên nhân đau bụng kinh thứ phát:
Lạc nội mạc tử cung: Thông thường, các mô niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) chỉ phát triển ở trong tử cung. Nếu chúng được tìm thấy bên ngoài tử cung (đi lạc), bong ra và chảy máu trong kỳ kinh sẽ gây sưng, đau và tạo sẹo.

Cơ tuyến tử cung (Lạc nội mạc trong cơ tử cung): Tình trạng này khá giống lạc nội mạc tử cung, tuy nhiên, trong bệnh cơ tuyến tử cung, niêm mạc tử cung sẽ phát triển trong thành cơ tử cung. Điều này khiến tử cung to hơn hẳn so với kích thước bình thường, kèm theo hiện tượng chảy máu bất thường và đau đớn.

Bệnh viêm vùng chậu: Đây là tình trạng nhiễm khuẩn bắt đầu từ tử cung và có thể lây lan sang các cơ quan sinh sản khác. Triệu chứng điển hình của viêm vùng chậu là đau bụng hoặc đau khi quan hệ tình dục.
Hẹp cổ tử cung: Lỗ cổ tử cung bị chít hẹp.
U xơ: Các khối u lành tính phát triển ở bên trong, bên ngoài hoặc trong thành tử cung có thể gây đau.

Triệu chứng đau bụng kinh thứ phát:
Mức độ đau bụng kinh thứ phát thường dữ dội hơn đau bụng kinh nguyên phát. Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như đau đầu, mệt mỏi, đau vùng thắt lưng, đầy bụng, chân tay bủn rủn, người lạnh, nặng hơn có thể bị tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt, ...
 
Cách giảm đau bụng kinh:

Sử dụng túi chườm ấm hay một chai nước ấm đặt lên vùng bụng dưới
Tập luyện một số bài tập thể dục để tăng cường sức khỏe trước đó
Tắm bằng nước ấm
Thực hiện các phương pháp giúp thư giãn, như thiền hay yoga
Giảm bớt căng thẳng tâm lý
Thử sử dụng một số thực phẩm chức năng bổ sung vitamin, axit béo omega-3, magie…
Tránh uống rượu, bia, hút thuốc hay sử dụng các kích thích khác vì có thể khiến cơn đau trầm trọng thêm
Kiểm soát hormone sinh sản bằng các cách như dùng thuốc tránh thai dạng uống hay dán, tiêm, cấy dưới da… (cách này cần phải được sự đồng ý và hướng dẫn từ bác sĩ)
Trường hợp đau bụng kinh là do bệnh lý khác gây ra, bạn có thể cần phải thăm khám bác sĩ để điều trị nguyên nhân đó.


Dùng thuốc từ thảo dưỡng thiên nhiên: Canh dưỡng sinh (Vegetable Drink), Phục hồi sinh lực (Age Reviver), Hồi sinh miễn dich (Immune Reviver) kết hợp với thực dưỡng hiện đại (ăn uống đủ chất kết hợp thể dục thể thao và tinh thần).


Khi tìm hiểu xong các chị em mới ngộ ra à ra là vậy đúng không?
Và thường đến kinh nguyệt các chị em thường hay khó chịu cáu gắt, mấy anh trai nên tìm hiều để có thể thấu hiệu cho phái nữ mỗi khi họ đau đớn, khó chịu, cáu gắt và biết cách chăm sóc bạn gái, người bạn đời của mình nhé!


Điều trị đau bụng kinh như thế nào?

 
NguồnMs. Mèo tổng hợp
Lượt xem01/07/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết
Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng