Bệnh phụ khoa

Đâu là dấu hiệu nhận biết nguy cơ ung thư cổ tử cung?

Cập nhật1088
0
0 0 0
Hiện nay, ung thư cổ tử cung đang trở thành một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi 30 trở lên và là một trong những loại ung thư nguy hiểm.
Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mỗi năm trên thế giới hiện có trên 500.000 ca mắc mới ung thư cổ tử cung, trong đó có khoảng 250.000 ca tử vong. Tại Việt Nam, trung bình mỗi ngày có khoảng 14 ca mắc mới, trong đó khoảng 7 ca tử vong. Và điều đáng nói thêm là căn bệnh này đang có dấu hiệu trẻ hóa “thần tốc” về độ tuổi. Vây làm sao để biết mình đang có nguy cơ mắc bênh? Trước tiên, cần tìm hiểu về ung thư cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý ác tính của tế bào gai hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung, hình thành khi các tế bào ở cổ tử cung phát triển bất thường, tạo ra khối u trong cổ tử cung, nhân lên vô kiểm soát và xâm lấn khu vực xung quanh, thậm chí di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể.
Cổ tử cung  (Nguồn: Internet)
Cổ tử cung dài khoảng 5cm, nằm giữa tử cung và âm đạo, là bức tường phòng thủ đầu tiên chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đầu mở của cổ tử cung thông với âm đạo, được bao phủ bởi một lớp mô mỏng, lớp mô này được tạo thành từ các tế bào.

Các giai đoạn phát triển ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 0 (tiền ung thư cổ tử cung):
Đây là giai đoạn sớm nhất, thường không có triệu chứng gì rõ rệt. Giai đoạn chớm nở này còn gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Dấu hiệu của tiền ung thư cổ tử cung là các tế bào bất thường mới xuất hiện trong lớp lót bề mặt của cổ tử cung, chưa ăn sâu xuống mô chính và chưa lan ra các bộ phận khác trong cơ thể.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn I:
Ở giai đoạn này, tế bào ung thư đã xâm lấn mô chính của cổ tử cung, người bệnh có thể sẽ bị cắt một phần hay toàn bộ tử cung, hoặc xạ trị. Nếu cắt bỏ quá nhiều mô, người phụ nữ có thể mất cơ hội mang thai do các mô sẹo có thể gây hẹp cổ tử cung, chặn tinh trùng và trứng gặp nhau.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn II-III:
Khối ung thư bắt đầu lan đến âm đạo, các mô xung quanh cổ tử cung và vùng chậu. Giai đoạn này buộc phải điều trị bằng xạ trị phối hợp với hóa trị và không bảo tồn được chức năng sinh sản. Một số trường hợp có thể phẫu thuật nhưng thường phải cắt bỏ tử cung và buồng trứng, kết hợp thêm xạ và hóa trị.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn IV:
Khối u lan ra ngoài vùng chậu, xâm lấn đến các bộ phận gần đó như bàng quang, trực tràng hoặc di căn đến các cơ quan như phổi, gan, xương… Lúc này, chủ yếu kéo dài thời gian sống và giảm triệu chứng.

Các giai đoạn ung thư cổ tử cung ( Nguồn: Internet)
Những dấu hiệu nhận biết của ung thư cổ tử cung:
Trong giai đoạn đầu, thường không có triệu chứng rõ ràng. Chỉ có thể phát hiện thông qua bệnh khám sàng lọc, khám định kỳ sức khỏe sinh sản.
Bệnh ở giai đoạn xâm lấn có thể biểu hiện một số triệu chứng:
Chảy máu âm đạo bất thường: Đây là triệu chứng rõ ràng nhất của ung thư cổ tử cung. Chảy máu âm đạo có thể xảy ra sau giao hợp, chảy máu sau mãn kinh, sau hành kinh, số ngày hành kinh kéo dài, hoặc chảy quá nhiều máu trong chu kỳ kinh nguyệt.
Dịch tiết âm đạo bất thường: Dịch tiết âm đạo có màu khác thường như xám đục, có mùi hôi, tiết dịch nhiều hơn bình thường.
Đau khi quan hệ tình dục: Những dấu hiệu như đau, rát khi “quan hệ” có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về phụ khoa nào trong đó có ung thư cổ tử cung. 
Đau vùng chậu: Đau vùng chậu cũng là dấu hiệu khả nghi nhất của ung thư cổ tử cung. Ở giai đoạn này có khả năng tế bào ung thư đã lan tới xương chậu. Phụ nữ cần đặc biệt chú ý khi bị đau xương chậu không liên quan đến kỳ kinh, đau khi quan hệ tình dục hoặc đau khi đi tiểu.
Thay đổi thói quen đi tiểu: Tiểu thường xuyên, tiểu gấp, khó chịu khi đi tiểu cũng là các triệu chứng liên quan đến ung thư cổ tử cung.
Kinh nguyệt bất thường: Thông thường, chu kỳ nguyệt san của chị em kéo dài từ 28-35 ngày. Kinh nguyệt không đều có thể là nguyên nhân của những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Bên cạnh đó, tình trạng máu kinh ra nhiều, kéo dài cũng có thể là dấu hiệu của bệnh u xơ tử cung. Nếu có những cơn đau liên tục kéo dài, mức độ dữ dội thì rất có thể bạn đã mắc bệnh lạc nội mạc tử cung.
Sưng đau ở chân: Khi khối u phát triển lớn dần, nó sẽ chèn vào các dây thần kinh và mạch máu ở vùng chậu gây ra đau và sưng chân. Đặc biệt cơn đau kéo dài dai dẳng, có thể biến mất trong một vài ngày, nhưng sau đó càng nặng hơn.
Ngoài ra, việc cơ thể mệt mỏi liên tục và sút cân không rõ nguyên nhân cũng là dấu hiệu của các bệnh lý về phụ khoa.
Dấu hiệu ung thử cổ tử cung (Nguồn: Internet)

Các yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung
Virus HPV: là thủ phạm chính gây ung thư cổ tử cung (99,7%), lây truyền qua đường tình dục. Bình thường, HPV có hơn 100 type nhưng 14 type có nguy cơ cao gây ra loại ung thư này. Chủng HPV 16 và HPV 18 là 2 chủng có khả năng gây ung thư cổ tử cung cao nhất, chúng được tìm thấy ở 70% trong tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung.
Quan hệ với nhiều người: Các nghiên cứu phát hiện, nếu một phụ nữ có nhiều hơn 7 bạn tình trong đời hoặc nhiều hơn 2 bạn tình trong vòng 1 năm, nguy cơ nhiễm HPV sẽ tăng lên. Ngoài việc có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục khi còn ở tuổi vị thành niên cũng là yếu tố nguy cơ, vì lúc này các tế bào mô cổ tử cung chưa trưởng thành, chúng cực kỳ nhạy cảm và dễ bị tác động tổn thương.
Mang thai sớm hoặc mang thai nhiều lần: Việc mang thai và sinh con trước năm 17 tuổi, khi các cơ quan sinh dục chưa phát triển hoàn thiện sẽ gây tổn thương cho cơ quan sinh sản, đặc biệt là cổ tử cung. Ngoài ra, những người mang thai từ 4 lần trở lên cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người khác.
Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng, đặc biệt là trên 35 tuổi.
Hút thuốc lá: Trong thuốc lá có chứa nicotine, đây là chất dễ khiến hệ miễn dịch suy yếu và làm stress oxy hóa, từ đó làm mất cân bằng các gen sinh ung thư.
Suy giảm miễn dịch: Hệ thống miễn dịch có vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt tế bào ung thư. Việc suy giảm miễn dịch là yếu tố nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung.
Thuốc hay các bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch như virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng HPV và dẫn đến ung thư cổ tử cung.
Con sinh ra có nguy cơ bị nhiễm HPV nếu người mẹ đã sử dụng thuốc diethylstilbestrol (DES- thuốc nội tiết tố dùng để ngăn ngừa sảy thai) trong khi mang thai.
Một số yếu tố khác như: Vệ sinh cá nhân kém, sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên, lạc nội mạc tử cung, nhiễm chlamydia…
Một số yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung (Nguồn: Bộ Y tế)

Ung thư cổ tử cung là bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị ở giai đoạn đầu. Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung sẽ giúp tiết kiệm chi phí, giảm thời gian điều trị, giảm thiểu rủi ro.
Hãy quan tâm nhiều đến sức khỏe của bạn khi còn trẻ!
Nguồn
Lượt xem18/06/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết
Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng